Các nhà phê bình đang đổ lỗi bị bẻ cong của iPhone 6 Plus cho hàng tá các lý do khác nhau, từ sự không chắc chắn của lớp vỏ nhôm, cho tới lực nén do bị ngồi lên. Nhưng trong khi mọi người vẫn đang băn khoăn về lý do tại sao một vài chiếc iPhone 6 lại bị bẻ cong, thì đây có thể là một lời giải thích hợp lý cho vấn đề này.
Một người dùng có nickname alleras4 đã thông qua trang web Imgur.com để đưa ra suy đoán rằng, vấn đề bị bẻ cong của iPhone 6 Plus không phải chỉ xuất phát từ độ chắc chắn của lớp vỏ nhôm. Không có cách nào để kiểm chứng nhận định đó, nhưng có một điều khá thú vị là lời giải thích này cũng tương ứng với bài mổ xẻ của trang iFixit.com. Theo đó, sự biến dạng của iPhone 6 Plus xuất phát từ phần gia cố ở bên trong điện thoại, ngay phía sau nút chỉnh âm lượng. Ở đó, thanh gia cố kim loại có một đầu được bắt vít, làm cho phần thân iPhone dễ chịu nhiều áp lực.
"Điều này có nghĩa là thanh kim loại được thêm vào không có khả năng hấp thụ lực tác động quá gần con ốc, bởi nó không có bất kỳ điểm trọng yếu nào khác để bám lấy, do đó nó bị xoay theo hướng lực tác động"– alleras4 cho hay. Còn đây là hình giải thích của iFixit:
Alleras4 cho rằng đây là điểm phải chịu áp lực cao nhất, và đã minh họa điều này bằng một sơ đồ (ảnh dưới). Nó diễn tả những nơi mà lực (trong trường hợp này là lực tay của người dùng/ lực nén do bị ngồi lên) tác động lên iPhone 6 Plus và kết quả xuất hiện ở điểm bị tác động mạnh nhất (điểm dễ bị biến dạng hoặc bẻ cong).
Nói một cách khác, vấn đề này không có liên quan gì đến lực ngón tay hay trọng lượng của chủ nhân chiếc iPhone. Nguyên nhân là do chiếc iPhone 6 Plus tác động vào ở đúng điểm, từ đúng góc độ, nơi mà phần cứng bên trong của chiếc điện thoại do Apple thiết kế đã bị lỗi.
Dĩ nhiên, như alleras4 đã chỉ ra, nhận định này chỉ mới dựa trên suy luận logic về cấu trúc và bài mổ xẻ của iFixit. Có thể sẽ có một cách giải thích hoàn toàn khác. Nhưng lời giải này cũng lý giải được tại sao số lượng iPhone 6 bị bẻ cong được báo cáo chính thức lại ít như vậy, và tại sao những người dùng iPhone 6 khác lại nói rằng nó vẫn tốt.
Nhà thiết kế công nghiệp Don Lehman sau khi xem lời giải thích này đã nói rằng: "Điều này hoàn toàn hợp lý. Hãy nhìn vào nơi mà sự biến dạng bắt đầu trên lớp vỏ nhôm – nó nằm ngay cạnh một kết nối rất vững chắc". Ông cũng nhận định rằng điều này sẽ chỉ xảy ra với một bộ phận người dùng rất nhỏ, và không có vẻ gì là thiết kế của iPhone 6 Plus sẽ bị thay đổi. "Nếu chúng ta mổ xẻ một chiếc iPhone 6 Plus trong tương lai, liệu nó có giống như bây giờ không? Tôi nghĩ là có".
Vậy thì, giờ bạn biết rồi đấy: Hãy cứ thoải mái cất iPhone 6 vào túi quần. Chỉ cần đừng bẻ nó tại điểm này là được!
[Broken External Image]:http://pixel.quantserve.com/pixel/p-89EKCgBk8MZdE.gif
Theo: Quản trị mạng
Một người dùng có nickname alleras4 đã thông qua trang web Imgur.com để đưa ra suy đoán rằng, vấn đề bị bẻ cong của iPhone 6 Plus không phải chỉ xuất phát từ độ chắc chắn của lớp vỏ nhôm. Không có cách nào để kiểm chứng nhận định đó, nhưng có một điều khá thú vị là lời giải thích này cũng tương ứng với bài mổ xẻ của trang iFixit.com. Theo đó, sự biến dạng của iPhone 6 Plus xuất phát từ phần gia cố ở bên trong điện thoại, ngay phía sau nút chỉnh âm lượng. Ở đó, thanh gia cố kim loại có một đầu được bắt vít, làm cho phần thân iPhone dễ chịu nhiều áp lực.
"Điều này có nghĩa là thanh kim loại được thêm vào không có khả năng hấp thụ lực tác động quá gần con ốc, bởi nó không có bất kỳ điểm trọng yếu nào khác để bám lấy, do đó nó bị xoay theo hướng lực tác động"– alleras4 cho hay. Còn đây là hình giải thích của iFixit:
Alleras4 cho rằng đây là điểm phải chịu áp lực cao nhất, và đã minh họa điều này bằng một sơ đồ (ảnh dưới). Nó diễn tả những nơi mà lực (trong trường hợp này là lực tay của người dùng/ lực nén do bị ngồi lên) tác động lên iPhone 6 Plus và kết quả xuất hiện ở điểm bị tác động mạnh nhất (điểm dễ bị biến dạng hoặc bẻ cong).
Nói một cách khác, vấn đề này không có liên quan gì đến lực ngón tay hay trọng lượng của chủ nhân chiếc iPhone. Nguyên nhân là do chiếc iPhone 6 Plus tác động vào ở đúng điểm, từ đúng góc độ, nơi mà phần cứng bên trong của chiếc điện thoại do Apple thiết kế đã bị lỗi.
Dĩ nhiên, như alleras4 đã chỉ ra, nhận định này chỉ mới dựa trên suy luận logic về cấu trúc và bài mổ xẻ của iFixit. Có thể sẽ có một cách giải thích hoàn toàn khác. Nhưng lời giải này cũng lý giải được tại sao số lượng iPhone 6 bị bẻ cong được báo cáo chính thức lại ít như vậy, và tại sao những người dùng iPhone 6 khác lại nói rằng nó vẫn tốt.
Nhà thiết kế công nghiệp Don Lehman sau khi xem lời giải thích này đã nói rằng: "Điều này hoàn toàn hợp lý. Hãy nhìn vào nơi mà sự biến dạng bắt đầu trên lớp vỏ nhôm – nó nằm ngay cạnh một kết nối rất vững chắc". Ông cũng nhận định rằng điều này sẽ chỉ xảy ra với một bộ phận người dùng rất nhỏ, và không có vẻ gì là thiết kế của iPhone 6 Plus sẽ bị thay đổi. "Nếu chúng ta mổ xẻ một chiếc iPhone 6 Plus trong tương lai, liệu nó có giống như bây giờ không? Tôi nghĩ là có".
Vậy thì, giờ bạn biết rồi đấy: Hãy cứ thoải mái cất iPhone 6 vào túi quần. Chỉ cần đừng bẻ nó tại điểm này là được!
[Broken External Image]:http://pixel.quantserve.com/pixel/p-89EKCgBk8MZdE.gif
Theo: Quản trị mạng