What's new

Tổng quát về các nguồn điện áp trên laptop

fanifix

Active Member
SUPER VIP
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP NGUỒN CỦA MÁY LAPTOP

1. Các nguồn điện áp của máy Laptop.


- Mỗi dòng máy Laptop có khoảng 10 loại điện áp khác nhau, chúng có tên gọi khác nhau, vì vậy tên các đường điện áp là một tích số giữa số dòng máy và số lượng điện trong trong mỗi dòng, vì thế chúng có hàng chục thậm chí cả trăm cái tên gọi cho các đường điện áp, điều này làm cho bất kỳ người thợ nào cũng cảm thấy đau đầu và khó nhớ.
Bỏ qua các tên gọi khó nhớ thì trong một máy Laptop thường có các điện áp như sau:

  • Điện áp đầu vào từ 16 đến 20V (là điểm tập trung giữa nguồn DC IN và nguồn PIN)
  • Điện áp chờ 3,3V (là điện áp cấp cho IC điều khiển nguồn)
  • Điện áp 5V cấp trước (có trước khi bấm công tắc Power cấp cho mạch điều khiển xạc)
  • Điện áp 3,3V cấp trước (có trước khi bấm công tắc Power cấp cho mạch điều khiển xạc)
  • Điện áp 5V thứ cấp (cấp cho các ổ đĩa, chipset nam, cổng USB, màn hình LCD...)
  • Điện áp 3,3V thứ cấp (cấp cho Chipset nam, BIOS, SIO, Clock Gen, PCI, Sound, Network..)
  • Điện áp 2,5V cấp cho DDR
  • Điện áp 1,8V cấp cho Chip Video và cho DDR2
  • Điện áp 1,5V cấp cho hai Chipset.
  • Điện áp 1,25V cấp nguồn phụ cho DDR
  • Điện áp 1,2V cấp nguồn phụ cho hai Chipset
  • Điện áp VIO khoảng 1,05V cấp nguồn phụ cho CPU.
  • Điện áp 0,9V cấp nguồn phụ cho DDR2
  • Điện ápVCORE cấp nguồn chính cho CPU

Trong một dòng máy thì các điện áp trên có tên gọi khác nhau:
- Ví dụ trong máy IBM T42 điện áp đầu vào có tên là VINT16 và điện áp 5V cấp trước có tên là VCC5M, điện áp 5V thứ cấp có tên là VCC5VB
Trong các dòng máy khác nhau thì tên gọi lại khác nhau:
- Ví dụ: điện áp đầu vào của máy IBM T42 có tên là VINT16 nhưng điện áp đầu vào của máy ASUS lại có tên là AC_BAT_SYS hoặc điện áp 5V cấp trước của IBM T42 có tên là VCC5M nhưng trên máy ASUS thì điện áp 5V cấp trước có tên là 5VSUS...
Nếu có 10 dòng Laptop và mỗi dòng có khoảng 10 điện áp thì số đường điện áp có tên gọi khác nhau lên tới cả trăm đường. => Thật là khủng khiếp, khó nhớ quá !!!
Tuy nhiên các đường điện áp trên chúng lại có những đặc điểm chung, để cho dễ nhớ thì dựa vào các đặc điểm chung chúng ta chia các điện áp trên thành 5 nhóm điện áp như sau:

  • Điện áp đầu vào (Nguồn đầu vào)
  • Điện áp chờ (Nguồn chờ)
  • Điện áp cấp trước (Nguồn cấp trước)
  • Điện áp thứ cấp (Nguồn thứ cấp)
  • Điện áp VCORE (Nguồn VCORE)

Đặc điểm các nhóm điện áp trên là:

  • 5 nhóm điện áp trên có thời gian xuất hiện khác nhau theo thứ từ tăng dần là: Điện áp đầu vào (1) => Điện áp chờ (2) => Điện áp cấp trước (3) => Điện áp thứ cấp (4) => Điện áp VCORE (5)
  • Các điện áp trong cùng một nhóm thì có thời gian xuất hiện ngang nhau.
  • Các nhóm điện áp trên xuất hiện theo tính chất bắc cầu, nghĩa là có điện áp trước thì mới có điện áp sau, điều này bạn hãy lưu ý vì nó giúp cho bạn dễ dàng khoanh vùng để xá định nguyên nhân của bệnh.
2. Đặc điểm của các nhóm điện áp (nguồn điện áp) trên máy Laptop.

1. Điện áp đầu vào (Nguồn đầu vào)
  • Điện áp đầu vào từ 12 đến 20V (là điểm tập trung giữa nguồn DC IN và nguồn PIN).
  • Là nguồn điện đầu tiên xuất hiện trên máy khi ta gắn Pin hoặc cắm Adapter.
  • Trên máy laptop, nguồn đầu vào đi đến các nguồn xung để cung cấp điện áp cho các nguồn xung hoạt động, ngoài ra nguồn đầu vào chỉ cấp trực tiếp cho khối cao áp (Inverter) để tạo điện áp chiếu sáng màn hình.
  • Khi máy có nguồn đầu vào, máy vẫn chưa ăn dòng hoặc ăn dòng không đáng kể.


2. Điện áp chờ (Nguồn chờ).

  • Điện áp chờ 5V (hoặc 5V và 3V) là nguồn điện áp thấp đầu tiên có trên máy để cung cấp cho một số mạch điện cần điện áp thấp để chạy trước khi các nguồn xung hoạt động.
  • Điện áp chờ thường đi ra từ chân All Always_On của IC dao động tạo điện áp 5V và 3V cấp trước, chân này thường có các tên gọi là VL, hoặc LDO hoặc VREG3 và VREG5.
  • Điện áp chờ có thể được sử dụng để cấp nguồn cho chip SIO (IC điều khiển nguồn) hoặc cấp cho lệnh mở nguồn 5V, 3V cấp trước và tạm cấp cho chân Vcc(5V) của IC dao động nguồn cấp trước.
  • Nếu máy không có nguồn đầu vào thì cũng không có nguồn chờ và nếu không có nguồn chờ thì cũng không có các nguồn điện phía sau.
  • Khi máy có nguồn chờ, máy vẫn chưa ăn dòng hoặc ăn dòng không đáng kể.


3. Điện áp cấp trước (Nguồn cấp trước)

  • Điện áp 5V và 3V cấp trước là điện áp thấp đầu tiên nhưng do nguồn xung tạo ra để cung cấp cho mạch điều khiển xạc và nguồn thứ cấp 5V , 3V sau này.
  • Nguồn 5V, 3V cấp trước hoạt động trước khi ta bấm công tắc mở nguồn (nếu máy sử dụng nguồn Adapter), nếu không cắm Adapter chỉ chạy Pin thì nó chạy sau khi bấm công tắc.
  • Nguồn cấp trước phụ thuộc vào nguồn đầu vào và nguồn chờ, nếu không có hai điện áp này thì nguồn cấp trước cũng không có.
  • Các máy bật không lên đèn báo (tương đương không có nguồn thứ cấp) thì nguyên nhân thường do mất nguồn cấp trước 5V, 3V.
  • Khi máy có nguồn cấp trước, thông thường máy tiêu thụ dòng điện khoảng 0,01 đến 0,03A

4. Điện áp thứ cấp (Nguồn thứ cấp).


  • Nguồn thứ cấp là toàn bộ các điện áp xuất hiện sau khi bấm công tắc để chuẩn bị đưa máy vào chế độ hoạt động, chúng bao gồm các điện áp sau đây.
  • Điện áp 5V thứ cấp (cấp cho các ổ đĩa, các cổng USB, màn hình LCD, IC công suất tiếng)
  • Điện áp 3,3V thứ cấp (cấp cho Chipset nam, BIOS, SIO, Clock Gen, khe Mini PCI, Sound, Network..) và cấp cho đèn báo nguồn.
  • Điện áp 2,5V (nếu có) cấp nguồn chính cho DDR1
  • Điện áp 1,8V cấp cho Chip Video và nguồn chính cho DDR2
  • Điện áp 1,5V cấp cho hai Chipset.
  • Điện áp 1,25V (nếu có) cấp nguồn phụ cho DDR1
  • Điện áp 1,2V cấp nguồn phụ cho hai Chipset
  • Điện áp VIO khoảng 1,05V cấp nguồn phụ cho CPU và cho hai chipset.
  • Điện áp 0,9V cấp nguồn phụ cho DDR2
  • Các nguồn thứ cấp chỉ hoạt động được khi nguồn 5V cấp trước của máy đã hoạt động tốt (vì điện áp này cấp cho chân Vcc của IC dao động các nguồn thứ cấp)

5. Điện áp VCORE (Nguồn VCORE)
  • Điện ápVCORE cấp nguồn chính cho CPU.
  • Nguồn VCORE xuất hiện sau cùng và nó phụ thuộc vào điện áp 5V và 3V thứ cấp.(vì các điện áp này cấp nguồn cho chân Vcc của IC dao động nguồn VCORE)

* Thông kê một số nguồn điện áp trên một số dòng máy Laptop thông dụng.

IBM T40,T41,T42

Nguồn đầu vào:
VINT16
(VINT20)

Nguồn chờ:
ALWAYS_ON
Ra ở chân VL
của IC dao động 5V và 3V

Nguồn cấp trước:
VCC5M
VCC3M

Nguồn thứ cấp:
VCC5B
VCC3B
VCC2R5A
VCC2R5B
VCC1R5B
VCC1R25B
VCCCPUIO
VCCVIDEOCORE

Nguồn VCORE:
VCCCPUCORE

DELL D600

Nguồn đầu vào:
PWR_SRC

Nguồn chờ:
ALWAYS_ON
Ra ở chân LDO
của IC dao động 5V và 3V

Nguồn thứ cấp:
+5VSUS
+3VSUS

Nguồn thứ cấp:
+2_5VSUS
SMDDR (1,25V)
VGACORE
+1,5VSUS
+1,05V_VCCP
+1,8VRUN
VTT(1,05V)
VCC1_2_MCH(1,2V)

Nguồn Vcore:
+VHCORE

DELL D630

Nguồn đầu vào:
+DC1_PWR_SRC

Nguồn chờ:
ALWAYS_ON

Nguồn cấp trước
+5V_ALWP
+3V3_ALWP


Nguồn thứ cấp
+1.05V_VCCP_P
+1.5V_RUN_P
+1.8V_SUSP
+1.25V_RUNP

Nguồn CPU:
+VCC_CORE

HP DV6000

Nguồn đầu vào:
VIN

Nguồn chờ:
ALWAYS_ON
Ra ở chân LDO
của IC dao động 5V và 3V

Nguồn cấp trước:
5VPCU
3VPCU

Nguồn thứ cấp:
1.8VSUS
+1.5V
+1.05V
VGACORE

Nguông CPU:
VCC_CORE

HP DV2000

Nguôn đầu vào:
DCBATOUT

Nguồn chờ:
ALWAYS_ON
Ra ở chân LDO
của IC dao động 5V và 3V

Nguồn cấp trước:
5V_S3
3V_PWR

Nguồn thức cấp
1D05_S0
1D8V_PWR
1D5V_S0
VGA_CORE_PWR

Nguồn CPU
VCC_CORE_S0

ASUS T76S

Nguồn đầu vào:
AC_BAT_SYS

Nguông chờ:
ALWAYS_ON
Ra ở chân VREG5 và VREG3 của IC dao động 5V và 3V

Nguồn cấp trước:
+3VSUS
+5VSUS

Nguồn thư cấp
+1.8V
+3V
+5V
+0.9VS
+1.5VS
+1.25VS
+2.5VS
+3VS

Nguồn CPU
+VCORE

ACER

Nguồn đầu vào:
DCBATOUT

Nguồn chờ:
ALWAYS_ON
Ra ở chân VREG5 và VREG3 của IC dao động 5V và 3V

Nguồn cấp trước:
5V_PWR
3V_PWR

Nguồn thứ cấp:
5V_S0
5V_S5
1D8V_PWR
1D5V_S0
1D05V_PWR
VGFXCORE

Nguồn CPU:
VCC_CORE

SONY M780L

Nguồn đàu vào:
DCBATOUT

Nguồn cấp trước:
+3VALW
+5VALW

Nguồn thứ cấp:
+1_5VRUN
+1_8VSUS
+1_05VRUN

Nguồn CPU:
VHCORE
 
[QUOTE = “ThienBui,交:88887,会员:6”]什么[/ QUOTE]
我说这个太简单了,只是一点皮毛!
没有可以学习的地方,至少要把各个电压源怎么来的说清楚。
你知道还有其他的笔记本电脑维修论坛吗?有的话告诉我一下,谢谢。
 
Back
Top